Đăng bởi Để lại phản hồi

CÁC BƯỚC LÀM NÊN CHIẾC ẤM TỬ SA THẠCH BIỀU VANG DANH.

Theo như sưu tầm và tìm hiểu, dòng ấm Thạch Biều này bắt đầu xuất hiện từ thời Bắc Tống do Tô Đông Pha sáng chế. Ban đầu, tên ấm là Thạc Điều, “Điều” tức là siêu có quai cao, thời xưa chế tác quai cao để thuận tiện trong việc cầm đun và bắc trên bếp để pha trà. Tiếp theo ấm được lưu truyền đến thời của Trần Mạnh San và Dương Bành Niên thì được phát triển theo hướng cá nhân hóa và có tính nghệ thuật cao. Ấm sau được đổi tên thành Thạc Biều vào thời của đại sư Cố Cảnh Chu, tên ấm được dẫn từ câu thơ “Nhược thủy tam thiên Duy ẩm nhất biều”. Chữ Biều từ câu nói nổi tiếng đó dần dần đã được thay thế chữ “Điều” nguyên gốc xưa. Hãy cùng theo dõi các bước tạo hình ấm tử sa của nghệ nhân để thấy được những kỹ xảo tinh tế và giá trị của chiếc ấm tử sa.

1. CHUẨN BỊ ĐẤT

Chỉ có thể là đất tử sa ở Nghi Hưng mới được chọn làm nguyên liệu để chế tác loại ấm này. Tùy thuộc vào chất liệu đất cũng như tay nghề khác nhau mà chúng ta có được những chiếc ấm tử sa giá trị khác nhau. Tuy nhiên, quy trình làm ấm tử sa nói chung đều giống nhau ở các bước tiến hành. Đất tử sa sau khi nhào luyện thật dẻo sẽ được mang cắt nhỏ thành từng miếng. Sau đó, nghệ nhân chọn lấy một miếng thật tốt để làm thân ấm.
Về chất đất, xin tham khảo thêm tại bài viết “Chất liệu làm nên ấm tử sa vang danh” và bài “Công đoạn khai thác và chế tác ấm tử sa Nghi Hưng”.

Bước 1: Tạo đất, chuẩn bị đất làm ấm
2. ĐO KÍCH THƯỚC THÂN ẤM VÀ LÀM THÂN ẤM

Bằng bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân tản đều miếng đất thành lát mỏng hình chữ nhật. Lát đất sau khi tản ra thành một mặt phẳng phải đảm bảo độ mỏng đều, dẻo, vừa độ kết dính. Nghệ nhân dùng thước đo và cắt kích thước chuẩn của thân ấm.

Hình 2: Nghệ nhân đo kích thước thân ấm và tạo hình thân ấm.
3. TẠO QUAI ẤM VÀ VÒI ẤM

Tỉ mỉ và cầu kỳ hơn cả tạo thân ấm, vòi ấm sau khi được tạo dáng còn phải cắt gọt lại sao cho khi lắp vào thân ấm được chuẩn nhất. Một chiếc ấm hoàn chỉnh và đạt yêu cầu phải cho dòng nước căng tròn đều, không ngắt quãng.

Hình 3: Tạo vòi ấm và quai ấm
4. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TIÊU CHUẨN

Một trong những điều kiện cần khi chế tác ấm tử sa là phần quai ấm, núm của nắp ấm và tâm vòi ấm nối cùng thuộc một mặt phẳng. Vì vậy, khi gắn vòi ấm, quai ấm, nghệ nhân cần xác định đường tiêu chuẩn.

Hình 4: Nghệ nhân xác định đường tiêu chuẩn
5. TẠO LƯỚI LỌC VÀ NẮP ẤM.

Tại vị trí đã được xác định để gắn vòi ấm, nghệ nhân tạo lưới lọc để trà trong ấm được lọc lại, trong khi phần nước sẽ theo các lỗ lọc đi ra vòi. Lưới lọc là các lỗ tròn nhỏ được tạo trực tiếp trên thân ấm như lọc hoa mai hay lọc 9 lỗ. Nắp ấm được tạo hình sao cho khít với miệng ấm, lợi ấm đủ dài, tròn đều.

Hình 5: Nghệ nhân tạo lọc và nắp ấm
6. HOÀN THIỆN ẤM

Đáy ấm, thân ấm, miệng ấm, quai ấm, nắp ấm và vòi ấm được gắn kết với nhau đã tạo nên một chiếc ấm hoàn chỉnh theo đúng kiểu dáng của nó. Khâu cuối cùng trước khi đem nung là nghệ nhân phải kiểm tra lại các mối nối đảm bảo sự liền mạch và loại bỏ những phần đất nhỏ dư thừa. Trong quá trình nung, nếu các mối nối không chính xác, không liền mạch… có thể dẫn đến độ co ngót không đều. Do đó, chiếc ấm có thể bị rạn nứt, cong, vênh, không khít… Cuối cùng, nghệ nhân tạo hoa văn và đóng triện riêng của mình lên đáy ấm. Triện giống như một chiếc dấu định danh quyền tác giả của chiếc ấm.

Hình 6: Nghệ nhân hoàn thiện lại vòi ấm và đóng triện lên đáy ấm

Một chiếc Ấm Tử Sa Dáng Thạch Biều hoàn chỉnh được làm theo cấu trúc hình Kim Tự Tháp với thế ấm hình trụ chắc chắn,. Thân trên thu lại, thân dưới phình ra với 3 chân trụ vững trãi.

Hình 7: Nghệ nhân hoàn thiện miệng và nắp ấm, kiểm tra lại ấm trước khi đem đi nung.

Thông thường, những nghệ nhân có tay nghề cao cần sử dụng triện. Nhìn vào triện ấm, người ta có thể xác định được ai là tác giả của công trình nghệ thuật ấy. Triện cũng là một “dấu hiệu” để nhận biết chiếc ấm giá trị. Đối với những chiếc ấm có giá trị cao, người ta còn đóng triện nhỏ trên cả quai ấm, trong nắp ấm. Tại Trà công phu, các ấm tử sa cao cấp là những chiếc ấm thủ công được làm bởi những nghệ nhân có tiếng, có đóng triện đầy đủ và có giấy chứng nhận nguồn gốc. 
Trà công phu luôn sẵn sàng phục vụ quý trà nhân các loại trà thượng hạng để nuôi ấm tử sa. Bếp pha tràbàn trà thông minh, dụng cụ pha tràđồ chơi bàn trà… luôn sẵn sàng cho quý trà nhân lựa chọn.

Thông tin chi tiết thêm quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua

Hotline: 0969 781 500Email: [email protected]


Đăng bởi Để lại phản hồi

TRÀ TRUNG HOA VỚI KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA TẾ BÀO

Nổi tiếng với “Trà Kinh” – Lục Vũ, với nền văn hóa trà đạo từ ngàn đời nay, Trung Quốc được mệnh danh là “Quê hương của Trà” khi phát hiện ra công dụng và sử dụng Trà như một loại thức uống bổ ích. Lịch sử Trung Quốc đã từng ghi nhận, Trà là một loại thuốc tốt có thể chữa được hàng trăm loại bệnh.

Mặc dù trà không phải là một phương pháp chữa bệnh thần kỳ như các ghi chép cho thấy, nhưng nhiều nhà khoa học phân tích cho thấy rằng hầu hết các thành phần hóa học trong trà có liên quan đến nhiều hiệu quả. Trà có thể ngăn ngừa và kiểm soát nhiều bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư, bệnh tiểu đường, béo phì và các bệnh tim mạch, và đặc biệt khả năng chống oxy hóa của trà.


Hình 1: Trà Thái Bình Hầu Khôi – vùng Hầu Khanh (núi Hoàng Sơn) – An Huy – Trung Quốc

CỤ THỂ:

Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả từ khoa công nghệ thực phẩm các trường đaị học Trung Quốc vào tháng 5 năm 2019, khả năng chống oxy hóa của các chất hòa tan trong chất béo, hòa tan trong nước và các phần không hòa tan liên kết của 30 loại trà Trung Quốc thuộc sáu loại, cụ thể là xanh, đen, ô long, các loại trà đậm, trắng và vàng, được đánh giá một cách có hệ thống, áp dụng chất chống oxy hóa khử sắt thử nghiệm khả năng chống oxy hóa tương đương. Ngoài ra, tổng hàm lượng phenolic trong các loại trà và hàm lượng của 18 hợp chất phytochemical chính trong các loại trà  cho thấy rằng một số loại trà có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, và caffeine, theaflavine, axit gallic, axit chlorogenic, axit ellagic, và kaempferol-3-O-glucoside, cũng như tám catechin, là các hợp chất chống oxy hóa chính trong chúng.

1. Trong trà có khả năng oxy hóa khử sắt (FRAP – sức mạnh oxy hóa khử sắt)

 Giá trị FRAP được sử dụng như một chỉ số quan trọng cho khả năng chống oxy hóa liên quan đến khử ion sắt thành ion đen và kết quả FRAP của 30 loại trà được hiển thị trong Bảng 1.

Theo kết quả thực nghiệm tổng số Giá trị FRAP dao động từ 611,18 ± 5,09 đến 5375,18 ± 228,43 µmol Fe (II) / g DW với sự khác biệt gấp 9 lần trong đó trà Thái Bình Hầu Khôi, Long Tỉnh Tây Hồ thuộc nhóm trà xanh là hai loại trà có khả năng khử hàng đầu cụ thể là: 3537.86 ± 112.24 µmol Fe (II) / g DW; 3926.32 ± 56.00 µmol Fe (II) / g DW, đứng ở nhóm trung bình là Trà Thiết Quan Âm với chỉ số: 2056.20 ± 4.96 µmol Fe (II) / g DW

Hình 2: Bảng 1_ Trị số FRAP – sức mạnh oxy hóa khử sắt có trong các loại trà
2. Có khả năng chống oxy hóa tương đương Troxol năng lực (TEAC)

Giá trị TEAC là một chỉ số quan trọng về khả năng quét gốc tự do. Sự gia tăng qua mức các gốc tự do trong cơ thể gây ra hiện tượng “stress oxy hóa” (oxidetive stress) được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh mãn tính và thoái hóa như xơ vữa động mạch , bệnh tim hay thiếu máu cục  bộ, ung thư, tiểu đường,  bệnh thoái hóa thần kinh và lão hóa.


Hình 3: Trà Long Tỉnh Tây Hồ – Hàng Châu – Trung Quốc

Các hợp chất chống oxy hóa có trong trà như: Catechin, Axit phenolic (xuất hiện chủ yếu trong quá trình chế biến trà đen), Flavonol và flavon, Theaflavin và Thearubigins, Theabrownin (xuất hiện nhiều trong trà phổ nhĩ) có khả năng loại bỏ quét các gốc tự do, làm giảm “stress oxy hóa tế bào”. Cụ thể được minh chứng qua Bảng 2: Trị số TEAC – khả năng chống oxy hóa tương đương Troxol năng lực có trong các loại trà.


Hình 4: Bảng 2: Trị số TEAC – khả năng chống oxy hóa tương đương Troxol năng lực có trong các loại trà.

Tổng giá trị TEAC thay đổi từ 326,32 ± 0,48 đến 3004,40 ± 112,89 µmol Trolox / g DW với mức chênh lệch gấp 9 lần. Trà Houqing núi An Huy, Trà Long Tỉnh Tây HồTrà Thái Bình Hầu Khôi, Trà Thiết Quan Âm cho thấy 4 nhóm trà hàng đầu khả năng thu gom tận gốc các tế bào tự do.

3. Có khả năng làm giảm oxy hóa tế bào não, hạn chế mắc bệnh Alzheimer- bệnh mất trí nhớ người già

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong trà có thành phần epigallocatechin-3-gallate (EGCG) làm giảm đáng kể sự hình thành protein beta-amyloid trong não – sự hình thành bất thường của những mảng bám beta-amyloid trong não có liên quan đến tổn thương thần kinh và mất trí nhớ trong bệnh Alzheimer


Hình 5: Hợp Chất EGCG trong trà có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa tế bào

Tùy thuộc vào hàm lượng polyphenol trong mỗi loại trà khác nhau sẽ dẫn đến chức năng chống oxy hóa khác nhau. Ở trong trà hàm lượng epigallocatechine và (-) – epigallocatechin gallate (hợp chất chống oxy hóa) chiếm khoảng 50% – 70% tổng lượng catechin càng khẳng định thêm trà có khả năng chống oxy hóa rất cao. Hơn nữa trong trà còn có thêm Kẽm (Zn) là một khoáng chất vi lượng cần thiết tốt cho võng mạc mắt, gan, tế bào máu, thận, xương và tuyến tụy.

KẾT LUẬN:

Các loại trà ở đây được nghiên cứu có khả năng chống oxy hóa cao đáng kể liên quan đến khả năng khử sắt và khử gốc tự do. Ngoài ra, tám catechin, caffeine, theaflavine, và một số hợp chất phenolic khác, bao gồm axit gallic, axit chlorogenic, axit ellagic, và kaempferol-3-O-glucoside, đã được phát hiện trong các loại trà Trung Quốc này. So với tỏi đen và trà trắng; trà xanh, trà vàng và trà ô long có khả năng chống oxy hóa mạnh hơn và chứa nhiều polyphenol hơn, đặc biệt là các catechin như epicatechin, epigallocatechin, epicatechin gallate, và epigallocatechin gallate. Nhìn chung, trà là một nguồn tự nhiên tốt của chất phytochemical chống oxy hóa trong chế độ ăn uống, và có thể được sử dụng để sản xuất phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, chất dinh dưỡng và mỹ phẩm.

Tại trà công phu, Trà được chia thành những gói nhỏ 10gr phù hợp với ấm trà từ 4-6 người uống, tránh việc pha quá liều lượng, Quý trà nhân cũng có thể tham khảo thêm để cho ra những chén trà olong ngon thượng hạng.

Trà Công Phu luôn lấy uy tín – chất lượng đặt lên hàng đầu, chúng tôi luôn luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất chất lượng tốt nhất, đảm bảo quý khách hài lòng với chất lượng phục vụ.
Mọi thông tin chi tiết thêm xin liên hệ Hotline: 0969 781 500 Email: [email protected]

Xem thêm:

Dụng cụ pha trà thiết yếu của mỗi trà nhân
Bàn trà điện pha trà thông minh

+ Cách pha trà Long tỉnh

+ Cách pha trà Thiết quan âm

+ TỨ TUYỆT HẢO HẠNG CỦA TRÀ LONG TỈNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

+ LONG TỈNH – THẬP ĐẠI DANH TRÀ NỔI TIẾNG XỨ HOA

Đăng bởi Để lại phản hồi

ẤM GANG TESUBIN NHẬT BẢN TRĂM NĂM CHẤT LƯỢNG PHA TRÀ CÀNG NGON?

Ra đời từ thế kỷ XVI dưới thời Edo, ấm gang Tesubin là loại ấm nổi tiếng của Nhật Bản. Trải qua hàng trăm năm phát triển, Tesubin đã trở thành thương hiệu ấm nổi tiếng thế giới. Ngày nay, những chiếc ấm gang Tesubin thời Minh Trị đang được “săn lùng” không chỉ vì giá trị cổ vật của nó…

Đăng bởi Để lại phản hồi

CLIP: 10 BƯỚC TẠO HÌNH ẤM TỬ SA ĐẦY CÔNG PHU CỦA BẬC THẦY TRUNG HOA THẾ KỶ XX

Đẹp! “Chất”… Thế nhưng ấm tử sa Nghi Hưng có giá đắt gấp từ hàng vài chục lần cho đến hàng trăm lần so với các loại ấm thông thường. Dù rất hấp dẫn quý trà nhân, nhưng để “rinh” về những chiếc ấm tử sa “xịn” như vậy, không ít người băn khoăn liệu chiếc ấm họ cầm trên tay có thật đẳng cấp? 10 bước tạo hình ấm tử sa tại Trà công phu do nghệ nhân Châu Quế Chân chế tác dưới đây, hi vọng có thể giúp chúng ta thẩm định được giá trị của loại ấm hảo hạng này!
Đăng bởi Để lại phản hồi

VÂN NAM ĐIỀN HỒNG TR: LÀM TRÀ – PHA TRÀ – THƯỞNG TRÀ ?

Được bắt nguồn từ Trung Quốc với lịch sử hơn 400 năm, Hồng trà xuất hiện từ cuối những năm 159x đầu những năm 16xx là một trong thập đại danh trà nổi tiếng nhất nhì Trung Hoa và các nước phương Tây ( Anh – Bồ Đào Nha…) thời bấy giờ.  Hồng Trà hay còn gọi là Trà Đen, một số khác gọi là Trà Đỏ, là một loại trà được lên men tự nhiên ( oxy hóa 100%) từ những búp trà non của cây trà trên những vùng núi cao làm cho chúng chuyển hóa từ màu xanh sang màu đen. ..

Đăng bởi Để lại phản hồi

Mục sở thị QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ LÊN MEN Trà Phổ Nhĩ chín tại Vân Nam Trung Quốc

Từ những sườn núi cao quanh năm mây phủ, cỏ cây như còn hoang dã, những người dân bản địa đã tìm thấy và làm ra một loại trà đắt đỏ hạng nhất thế giới. Đó chính là Trà Phổ Nhĩ – một loại trà đặc biệt được nâng tầm giá trị theo thời gian…
Đăng bởi Để lại phản hồi

BÍCH LA XUÂN – HÁCH SÁT NHÂN HƯƠNG CỦA TIÊN NHÂN CHỐN THIÊN CUNG

Đúng như vị trí  xưng danh trong “Thập Đại Danh Trà Trung Hoa”, được sánh vai với các dòng trà tên tuổi: Long tỉnh, Thiết Quan Âm, Lục An Qua Phiến, Phổ Nhĩ, Hồng Trà… Bích La Xuân được chế biến hoàn toàn thủ công. Để làm ra 100gram trà người ta phải tiêu tốn tới 5-7 vạn búp trà non được tuyển chọn kỹ lưỡng,  không những vậy các công đoạn hái trà – Nhặt trà – Sao, vò trà – Sấy khô – lưu trữ được tuân thủ nghiêm ngặt..
Đăng bởi Để lại phản hồi

BÍ MẬT BẠCH TRÀ – LOẠI TRÀ NGÀN NĂM THUỘC ĐẶC QUYỀN CỦA HOÀNG ĐẾ, QUÝ TỘC

Cùng được làm từ những cây chè cổ thụ mọc trên núi cao quanh năm mây phủ. Cùng nổi danh dưới thời nhà Tống. Thế nhưng Bạch Trà không “rầm rộ” trên các con đường buôn bán như Phổ Nhĩ trà. Nó đẳng cấp tới mức hàng ngàn năm chỉ được chuyên dùng cho hoàng đế và quý tộc.