Là một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc, vì vậy người sành trà dùng ấm tử sa để thưởng trà dường như là một quy luật bất biến. Ấm tử sa Nghi Hưng không phải chỉ là một trà cụ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Ấm được chế tác theo công năng sử dụng, to hay nhỏ tùy theo dùng cho một (độc ẩm), hai (đối ẩm) hay nhiều người (quần ẩm). Để hiểu thêm về ấm tử sa, Trà Công Phu xin giới thiệu “ Các dáng ấm tử sa cơ bản được ưa chuộng nhất” hiện nay.
1. Ấm Tử Sa dáng Tây Thi
Nói đến dáng ấm tử sa được yêu thích nhất tại Trà Công Phu , chắc chắn không thể không nhắc tới dáng ấm Tây Thi hay còn được gọi là âm Tây Thi Nhũ.
Ấm mô phỏng nét đẹp của nàng Tây Thi mà chi tiết hơn là bầu ngực căng tràn sức sống của nàng. Núm nắp ấm tựa nhũ hoa, vòi ngắn xinh xinh. quai ngược (lớn dần từ trên xuống dưới). Trung tâm đáy ấm thu vào trong tạo hình đẹp bầu bĩnh phong mãn.
Về sau, thấy tên gọi “ Tây Thi Nhũ” có phần hơi khiếm nhã, không được lịch sự, nên người ta đổi tên thành ấm “ Tây Thi Quai Ngược”. Sở hữu đầy đủ những đặc tích của ấm tử sa: nắp ấm khít, khi rót trà nghiêng ấm 90 độ nắp ấm không rơi, lưu giữ thẩm thấu hương trà tốt… ấm tử sa tây thi rất thích hợp để pha trà thiết quan âm, Trà olong, Bích La Xuân …
2. Ấm Tử Sa Dáng Văn Đán
Vào thời kỳ đầu nhà Thanh, Ấm Văn Đán được ra đời dựa trên kiểu dáng gần giống ấm Tây Thi, đơn giản, cổ điển nhưng được đánh giá là tinh tế, sang trọng. Văn chỉ sự dịu dàng nho nhã, ngoại hình tư thái ung dung, Đán chỉ nữ diễn viên hài kịch nổi tiếng thời bấy giờ.
Cũng có tài liệu ghi lại rằng, Văn Đán cũng là tên một loại quả – quả bưởi, dáng ấm vừa mô phỏng đúng hình dáng sinh thái thời bấy giờ, thể hiện được cái nữ tính, dịu dàng, nho nhã, mỹ lệ. Ngày nay, tùy theo phong cách của thợ làm ấm mà thành,cao thấp tròn gầy, muôn màu muôn vẻ, khiến việc gọi tên có khi cũng có sự nhầm lẫn, tuy vậy vẫn còn giữ được hình thể nguyên thủy của ấm Văn Đán.
3. Ấm Tử Sa Dáng Thủy Bình
Ấm Thủy Bình được chế tác vào giữa đời nhà Minh. Tại Phúc Kiến lúc đó đang thịnh hành thưởng trà theo “Công Phu Trà”. Mỗi khi uống trà, các trà nhân thường bỏ rất nhiều lá trà vào bên trong ấm, sau đó dùng nước đang sôi để pha, lá trà nở, vòi bị nghẹn khiến nước trà không chảy ra được.nên cần phải để ấm trong 1 cái tô lớn- chung trà/thuyền trà, dùng nước sôi tôi lên ấm, đến khi gần đầy tô thì ấm trà nổi lềnh bềnh trên nước nóng, như vậy mới có thể rót trà ra được.
Để ấm nổi lền bềnh trên mặt nước đòi hỏi kĩ thuật làm ấm phải cực kì điêu luyện. Trọng lượng ấm cân bằng giúp ấm có thể lênh đênh trên mặt nước mà không bị nghiêng ngả, do vậy mà ấm có tên gọi Thủy Bình.
Tay nghề làm ấm Tử Sa của Huệ Mạnh Thần rất xuất chúng, mang đậm phong cách riêng, tác phẩm của ông ấm nhỏ nhiều, ấm cỡ trung bình ít, ấm lớn hiếm nhất. Ấm lớn thì kiểu dáng đơn giản mộc mạc, loại ấm nhỏ lại cực kỳ tinh xảo, tạo hình của ấm có dáng tròn, dáng dẹt, có thân cao, bụngtròn, hình trái lê hay trái quýt…
Quý trà nhân có thể kết hợp thêm chén tử sa, tống chuyên trà tử sa, phễu lọc tử sa để tạo thành một bộ ấm chén tử sa hoàn chỉnh.
4. Ấm Tử Sa Dáng Thạc Biều – Thạch Điều
Ấm Thạch Biều này bắt đầu xuất hiện từ thời Bắc Tống do Tô Đông Pha sáng chế.Ban đầu, tên ấm là Thạc Điều, “Điều” tức là siêu có quai cao, thời xưa chế tác quai cao để thuận tiện trong việc cầm đun và bắc trên bếp để pha trà. Đến thời của Trần Mạnh San và Dương Bành Niên thì được phát triển theo hướng cá nhân hóa và có tính nghệ thuật cao.
Ấm được đổi tên thành Thạch Biều vào thời của đại sư Cố Cảnh Chu, tên ấm được dẫn từ câu thơ “Nhược thủy tam thiên Duy ẩm nhất biều”. Chữ Biều từ câu nói nổi tiếng đó dần dần đã được thay thế chữ “Điều” nguyên gốc xưa. Ấm được làm theo cấu trúc hình Kim Tự Tháp với thế ấm hình trụ chắc chắn,. Thân ấm hình Kim Tự Tháp, miệng thu lại, bụng và đáy ấm to ra khi rót trà, ấm hướng xuống, vòi thẳng dòng trà ra mạnh và tuôn như suối. Thoạt nhìn góc ảnh này, vòi ấm như khẩu Đại bác hướng lên dứt khoát, mạnh mẽ.
5. Ấm Tử Sa Dáng Tỉnh Lan
Ấm Tử Sa Tỉnh Lan được nghệ nhân thời xưa chế tác mô phỏng theo hình ảnh chiếc Tang giếng hay còn gọi là Thành Giếng. Ngày xưa khi đào giếng, người ta thường đặt thêm chiếc Tang giếng lên, có khi có thêm cả phần nắp đạy, mái che.
Thân ấm có hình trụ tròn cao, nắp ấm liền mạch với thân tạo thành một khối hoàn chỉnh. Vòi ấm cao, dòng nước suôn dài. Ấm thích hợp pha các dòng trà xanh như trà thiết quan âm, bích la xuân, trà olong, hoặc những dòng trà đỏ – đại hồng bào, trà đen – trà phổ nhĩ vân Nam
6. Ấm Tử Sa Dáng Mỹ Nhân Kiên
Là một trong những dáng ấm kinh điển, Ấm tử sa Mỹ Nhân Kiên như vẻ đáng yêu đoan trang của phụ nữ cổ đại, dáng vẻ thanh lịch,quý phái rất mê hoặc.
Tổng thể của ấm mền mại uyển chuyển với điểm nhấn là phần tiếp giáp giữa nắp ấm và thân ấm không có gờ, từ nắp ấm xuống thân ấm phải cảm thấy sự liền mạch không bị gợn như được tạo thành từ một khối.
Dáng ấm tựa như vẻ đẹp toát lên các đường nét đẫy đà cùng bờ vai của mỹ nhân xưa, tạo ra dáng ấm động lòng người. Từ việc rất khó khi chế tác ấm ra thì việc dùng toàn thủ công để tạo các đường nét ấm lại càng khó hơn, nhất là độ nhạy cảm trong việc tạo hình cho nắp và thân ấm.
7. Ấm Tử Sa Dáng Biển Phúc
Nói về dáng ấm này, người ta nghĩ ngay đến chiếc bụng lớn: bụng ấm rộng rất thích hợp pha các loại trà xanh, rất dễ thay trà.
Thân Ấm Biển Phúc ( Dẹp Bụng) cao vừa phải, thành mỏng miệng rộng, tay ấm tròn dễ cầm, mang lại cảm giác dễ chịu, chắc chắn. Ưu điển của ấm là dòng nước dài, tròn đều. Tổng thể ấm đối xứng và cân bằng, nhìn từ trên xuống thấy núm ấm – nắp ấm- thân ấm đều tròn nhìn như những đường gợn sóng đồng tâm rất đẹp
8. Ấm Tử Sa Dáng Trụ Sở
Được sáng tạo bởi Man Sinh, ấm tử sa Trụ Sở mô phỏng lại hòn đá kê dưới mỗi chân cột nhà đẻ tránh cho những chiếc cột không bị ẩm mốc, mối mọt đồng thời cũng giúp cho kiến trúc ngôi nhà thêm vững chai, chắc chắn hơn.
Cùng với sự thay đổi của thời gian, khi tính nghệ thuật được nâng cao hơn, chiếc trụ cột nhà được cách điệu thêm bởi những nét hoa văn, trạm trổ ngày càng phong phú hơn. Lấy đó làm ý tưởng sáng tạo, chiếc ấm Trụ Sở ngày càng được phát triển với những nét mới mẻ, tinh tế hơn.
Được lưu truyền hậu thế, chiếc ấm trụ sở mang ý nghĩa trượng trưng cho sự vững vàng, chắc chắn.
Dùng ấm tử sa thưởng trà là tuyệt nhất! Tại Trà Công Phu quý trà nhân có thể sưu tầm cho mình những ấm trà tử sa ưng ý nhất, thưởng ngoạn những chén trà thơm ngon và sưu tầm trà cụ thiết yếu tại 91 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội nơi được giới sành trà ưa chuộng.
Thông tin chi tiết mời quý trà nhân liên hệ qua Hotline: 0969 781 500
Xem thêm:
+ Cách chọn ấm tử sa sao cho đúng
+ Hướng dẫn cách khai ấm tử sa sau khi mua
+ Bàn pha trà điện kiểm soát nhiệt độ pha